Tìm hiểu về hệ thống mạng core switch của Cisco
Hệ thống mạng Core Switch Cisco như nào?
Hệ thống mạng Core Switch của Cisco, Switch Core một phân khúc dòng sản phẩm cao cấp được ứng dụng chính trong các hệ thống vừa và lớn đòi hỏi tốc độ truyền tải kèm theo độ bảo mật thông tin cao.
Vậy hệ thống mạng Core Switch Cisco thông thường như nào?
Như các bạn cũng đã biết Core Switch là phân khúc các dòng Switch Layer 3 và ngoài các chức năng quản lý, kết nối và bảo mật mạng như Switch Access thông thường, Core Switch còn được sở hữu khả năng truyền tải tốc độ cao và kèm theo là khả năng Routing như các thiết định tuyền Router, sự khác biệt mà các dòng Switch thông thường không có.
Chính bởi những đặc điểm đó mà mô hình sử dụng dòng sản phẩm này cũng được xây dựng sử dụng theo mô hình hệ thống mạng 3 lớp của Cisco và tất nhiên nó đảm bảo sự ổn định cũng như công suất của các tính năng.
Tham khảo các thông tin liên quan đến Core Switch Cisco
Core Switch là gì? Đặc trưng của Core Switch?
Vai trò của Core Switch trong hệ thống
Phân biệt Core Switch và Switch Access
Xem chi tiết các sản phẩm nổi bật như:
Switch Cisco C3650, Switch Cisco C3850, Switch Catalyst C2960
Mô hình 3 lớp Core Switch của Cisco
Lớp lõi trong mô hình (Core Switch)
Core Switch được coi là xương sống của hệ thống mạng khi mà chúng chịu trách nhiệm vận chuyển khối lượng lớn dữ liệu mà vẫn đảm bảo độ tin cậy nhanh chóng. Core Switch thường được gọi là lớp lõi và chúng phải chuyển mạch dữ liệu càng nhanh càng tốt.
Để làm được điều đó thì cần phải xử lý dữ liệu qua lớp phân phối (Distribution). Core Switch vận chuyển lượng lớn dữ liệu do đó mà độ trễ tại lớp này cần phải cực nhỏ. Và bạn cũng không nên thực hiện tạo các Access List hay routing giữa các VLAN với nhau để đảm bảo không có sự cố ảnh hưởng đến tốc độ truyền tải dữ liệu của Core Switch.
Hình ảnh: Mô hình Core Switch Cisco ứng dụng trong thực tế
Trong một hệ thống Core Switch khi được thiết kế cần đảm bảo một số điều:
- Đảm bảo có độ tin cậy cao, thiết kế dự phòng đầy đủ các yếu tố như nguồn dự phòng, card xử lý, dự phòng node, ...
- Tốc Tốc độ chuyển mạch cực cao, độ trễ phải cực bé.
- Khi sử dụng các giap thức định tuyến thì giao thức đó phải có thời gian thiết lập thấp và có bảng định tuyến đơn giản nhất.
Kế tiếp chính là lớp xử lý dữ liệu , lớp phân phối Distribution
Lớp Distribution Layer
Đây là lớp trung gian và thực hiện việc kết nối giữa Core Switch với các lớp Access, chúng thực hiện việc xử lý dữ liệu, định tuyến gói tin, lọc gói , truy cập mạng WAN, tạo Access List và nhiều chức năng khác.
Nhiêm vụ chính của chúng vẫn là xử lý dữ liệu và tìm đường đi nhanh nhất để đáp ứng các User yêu cầu.
Distribution trong mô hình Core Switch Cisco thực hiện chính sách Policies bởi vậy khi xây dựng lớp này bạn cần đảm bảo thực hiện đủ các yếu tố như dưới đây:
- Tạo các access list, packet filtering, và queueing tại lớp này.
- Bảo mật với các chính sách address translation (như NAT, PAT) và firewall.
- Redistribution (phối hợp lẫn nhau) giữa các giao thức định tuyến, bao gồm cả định tuyến tĩnh.
- Định Định tuyến giữa các VLAN với nhau.
- Định nghĩa các broadcast và multicast domain.
Cuối cùng chính là Access Layer lớp kết nối với các Client trong hệ thống.
Access Layer lớp truy cập mạng (Switch Access)
Khác biệt với Core Switch các Switch Access chỉ thực hiện việc kết nối của mạng tới các Client trên cùng một hệ thống.
Ở lớp này bạn cần đảm bảo các yếu tố như là:
- Tiếp tục thực hiện các access control và policy từ lớp Phân Phối.
- Tạo ra các collision domain riêng biệt nhờ dùng các switch chứ không dung hub/bridge.
- Lớp truy cập phải chọn các bộ chuyển mạch có mật độ cổng cao đồng thời phải có giá thành thấp, kết nối đến các máy trạm hoặc kết nối tốc độ Gigabit (1000 Mbps) đến thiết bị chuyển mạch ở lớp phân phối.
Core Switch quan trọng và được sử dụng rất rộng rãi trong các hệ thống mạng vừa và lớn với các tính năng nổi bật cải thiện hiệu suất mạng một cách tốt nhất.